INFORMATION
16TH APSP VIETNAM 2024
16TH APSP VIETNAM 2024
Chăm sóc những bệnh nhân dễ bị tổn thương nha chu… Chúng ta có thể làm tốt hơn không?
see moreNew solution – optimize outcomes of aesthetic crown lengthening surgery
see moreCác dấu hiệu phân tử mới Netrin-1 và MCP-1 liên kết Viêm nha chu, Đái tháo đường tuýp 2 và Béo phì
see moreTỪ NƯỚU ĐẾN SỨC KHOẺ TOÀN THÂN: Khám phá mối liên hệ giữa Miệng và Cơ thể (Trình bày video)
see moreChúng ta học được gì từ cấy chuyển răng tự thân? Từ Implant sinh học cho đến thiết kế mô phỏng Implant sinh học
see moreĐiều trị bệnh u xơ lợi di truyền kết hợp Nha chu – Chỉnh nha
see moreKỹ thuật xâm lấn tối thiểu sử dụng trong tái tạo mô cứng và mô mềm nha chu: Injectable Scaffold (giá đỡ sinh học dạng tiêm)
see morePhương pháp toàn diện trong chăm sóc nha chu (P4 Periodontics) cho sự chính xác trong chăm sóc nha chu
see moreTương lai của phẫu thuật tái tạo răng và Implant: Ảnh hưởng của vật liệu sinh học và thiết kế vạt
see moreBảo tồn và Bảo vệ: Nghệ thuật bảo tồn nhú lợi trong phẫu thuật nha chu
see moreRăng hàm lớn bị bệnh nha chu: định vị thách thức và chiến lược đương đại từ duy trì đến thay thế
see morePhương pháp điều trị toàn diện túi nha chu với sự hỗ trợ của laser Er:YAG (Er-LCPT)
Ghép mô mềm tự thân để tăng cường niêm mạc sừng hóa tại các vị trí cấy ghép implant
Sự gắn kết của mô mềm bám xương ổ răng: Ý nghĩa lâm sàng, tế bào gốc và hiểu biết về phân tử
Điều trị tụt lợi đơn lẻ và hàng loạt các răng hàm dưới (Trình bày video)
Xem thêm...Quốc gia: Thụy Sỹ
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt tại Đại học Semmelweis University, Budapest, Hungary năm 1990.
– Nhận chứng chỉ đào tạo sau đại học tại Đại học Münster, Đức và Trường Nha khoa Hoàng gia Aarhus, Đan Mạch.
– Nhận bằng TS tại Đại học Saarland, Homburg, Đức.
– Trưởng Khoa Nha chu và Giám đốc chương trình đào tạo Nha chu sau đại học tại Đại học Radboud, Nijmegen, Hà Lan từ 2004-2008.
– GS Trưởng Khoa Nha chu, Đại học Bern, Thụy Sỹ từ năm 2008.
– Trưởng nhóm nghiên cứu nha chu của Viện nghiên cứu nha khoa quốc tế (IADR) từ 2009-2010.
– Nguyên Chủ tịch Hội Nha chu Thụy Sỹ.
– Chủ tịch Liên đoàn Nha chu Châu Âu từ 2018-2019.
– Chủ tịch Viện Hàn lâm Nha chu Quốc tế.
Việc tiên lượng điều trị liên quan đến tụt lợi đơn lẻ hoặc hàng loạt ở các răng hàm dưới là một trong những thách thức lớn nhất trong phẫu thuật tái tạo vùng quanh răng nhưng các dữ liệu từ các tài liệu khoa học sẵn có vẫn còn hạn chế. Trong hầu hết các phương pháp được mô tả, cách tiếp cận bằng dịch chuyển được sử dụng để chuẩn bị vạt, tạo đường hầm hoặc vạt bao.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể khó thực hiện và có nguy cơ gây thủng vạt và/hoặc hoại tử mảnh ghép trong giai đoạn lành thương, nhất là tại vùng răng cửa hàm dưới. Để giảm thiểu rủi ro này, việc điều chỉnh quy trình tạo đường hầm như Phẫu thuật đường hầm đóng (kéo) vạt về phía cổ răng sửa đổi (MCAT: Modified Coronally Advanced Tunnel), Phẫu thuật đường hầm đóng vạt bên (LCT: Laterally Closed Tunnel) và kết hợp cả hai đã được đưa ra.
Kết quả đầu ra:
1. Trình bày các chỉ định lâm sàng cho việc điều trị tụt lợi hàm dưới đơn lẻ và hàng loạt;
2. Trình bày các cân nhắc về mặt giải phẫu và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị;
3. Cung cấp cơ sở lý luận sinh học, quy trình từng bước và kết quả đạt được với kỹ thuật MCAT và LCT trong điều trị tụt lợi hàm dưới đơn lẻ và hàng loạt
Dự phòng và điều trị biến mô mềm quanh implant, kết hợp bảo tồn và phục hồi gai nướu
Quốc gia: Việt Nam
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 1997.
– Tốt nghiệp BS nội trú tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2002.
– Nhận bằng TS Răng Hàm Mặt tại Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 năm 2015.
– Giám đốc Nha khoa Nhân Tâm.
– Trưởng Bộ môn Nha khoa Cấy ghép, Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Tiêu mô cứng và cả mô mềm là hậu quả không thể tránh khỏi sau mất răng. Phục hồi mô cứng luôn là một thách thức cho các bác sĩ implant. Trong khi đó, phục hồi mô mềm là một vấn đề còn khó tiên đoán hơn cả phục hồi mô cứng vì cấu trúc mô mềm quanh phục hình trên implant thường lỏng lẻo so với răng thật nên dễ bị tụt mô mềm và mất thẩm mỹ cũng như nguy cơ viêm quanh implant cao.
Do vậy, trong bài báo cáo này, chúng tôi xin trình bày các phương pháp dự phòng và xử lý biến chứng mô mềm được đúc kết từ quá trình 25 năm thực hành implant cùng các trường hợp lâm sàng trong phục hồi mô mềm quanh implant để đảm bảo thành công lâu dài về mặt chức năng và thẩm mỹ.
Từ khóa: mô mềm, viêm quanh implant
Kiểm soát viêm mô mềm quanh Implant (Trình bày video)
Xem thêm...Quốc gia: Singapore
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt (BDS) tại Đại học Quốc gia Singapore năm 2008
– Nhận bằng ThS và Chứng chỉ Nha chu từ Đại học Michigan, Hoa Kỳ năm 2011.
– Phó Giáo sư, Khoa Nha, Đại học Quốc gia Singapore.
– Phó Trưởng khoa (bậc Đại học), Khoa Nha, Đại học Quốc gia Singapore.
– Giám đốc Chương trình Nha chu, Khoa Nha, Đại học Quốc gia Singapore.
– Cố vấn, Trung tâm Sức khỏe Răng miệng, Đại học Quốc gia Singapore.
– Nhận Giải thưởng Nghiên cứu Andre Schroeder năm 2014.
Sự tích tụ màng sinh học ở răng trên và dưới nướu xung quanh khu vực phục hình implant thường dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mô quanh implant. So với tổn thương viêm nha chu, tổn thương viêm nhiễm mô quanh implant được phân biệt bởi diện tích mô liên kết bị lây nhiễm lớn hơn và lượng xương mất đi tăng không đồng đều.
Do đó, phát hiện và can thiệp từ sớm là rất quan trọng và hiệu quả để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Một số phương pháp điều trị, có thể được phân loại chung nhất thành phương pháp không phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật, đã được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm này.
Bài thuyết trình này nhằm mục đích cung cấp tổng quan về bản chất của tình trạng viêm nhiễm mô quanh implant, thảo luận về các phương pháp điều trị khác nhau và tổng quan về các kỹ thuật điều trị chỉnh để có kết quả lâm sàng tối ưu.
Sự gắn kết của mô mềm bám xương ổ răng (SCTA), trước đây gọi là “khoảng sinh học”, đóng vai trò quan trọng đối với vùng nướu nằm gần dây chằng quanh răng (PDL). Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc can thiệp SCTA gây ra tình trạng viêm, mất các mô nha chu và gây dịch chuyển phần chóp của biểu mô kết nối. Các sợi mô liên kết trên chóp nướu, nằm gần khe nướu, tiếp xúc với nhiều loại vi sinh vật khác nhau trên màng sinh học hình thành mảng bám răng. Quan hệ thân cận này cho thấy rằng các tế bào gốc trung mô từ mô mềm bám xương ổ răng nối với nướu (SG-MSC) có thể giúp duy trì cân bằng nội môi mô. SG-MSC xuất hiện như một triển vọng để tái tạo mô nha chu. Chúng thể hiện tỷ lệ tăng sinh tế bào cao nhất trong số các MSC có nguồn gốc từ mô nướu rời (MG-MSC) và PDL-MSC, với mức độ biểu hiện gen tương đồng PDL-MSC. Mặc dù SG-MSC có tiềm năng biệt hóa tạo xương thấp hơn đôi chút so với PDL-MSC, nhưng khả năng tiếp cận và nguồn lực sẵn có của chúng khiến chúng trở thành lựa chọn tốt cho tái tạo nha chu. Hiểu được các đặc tính phân tử của SG-MSC là rất quan trọng đối với việc sử dụng chúng trong điều trị tái tạo mô nha chu và cân bằng nội môi.
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Nha khoa tại Khoa Nha, Đại học Chulalongkorn, Thái Lan năm 2006.
– Nhận bằng ThS Răng Hàm Mặt – Nha chu, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Chulalongkorn, Thái Lan năm 2009.
– Nhận bằng TS tại Đại học Y Nha khoa Tokyo, Nhật Bản năm 2014.
– Trợ lý Giáo sư, Bộ môn Nha chu, Khoa Nha, Đại học Chulalongkornm, Thái Lan.
Thẩm mỹ nụ cười có liên quan mật thiết đến rãnh cười và cung cười. Cười hở lợi là tình trạng nướu lộ ra hơn 2 mm khi cười, là vấn đề thẩm mỹ được nhiều bệnh nhân quan tâm. Nụ cười hở lợi có liên quan đến tình trạng chậm mọc răng thụ động và được giải quyết thành công bằng giải pháp kéo dài thân răng. Tuy nhiên, kéo dài thân răng không phải là giải pháp duy nhất để điều trị cười hở lợi vì cười hở lợi còn do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cần nhiều giải pháp khác mới có thể điều trị thành công. Bài trình bày này phân tích các nguyên nhân gây cười hở lợi khác nhau và các giải pháp điều trị tương ứng, trong đó nhiều trường hợp cần kết hợp điều trị qua nhiều ca lâm sàng minh họa.
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược TP. HCM năm 1990.
– Nhận bằng ThS Răng Hàm Mặt tại Trường Đại học Y Dược TP. HCM năm 1998.
– Nhận bằng TS về Phẫu thuật Hàm mặt tại Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108 năm 2011.
– Nhận bằng ThS Chỉnh nha, Đại học Munster, Đức năm 2014.
– Phó Trưởng khoa, Khoa RHM, Trưởng Bộ môn Bệnh lý răng miệng và Phẫu thuật hàm mặt, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. HCM từ năm 2017 đến năm 2019.
– Trưởng khoa, Khoa RHM, Trưởng bộ môn Bệnh lý răng miệng và Phẫu thuật hàm mặt, Trưởng bộ môn Chỉnh nha và Răng trẻ em, Trường Đại học Văn Lang, TP. HCM.
– Trưởng ban Ủy ban Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học, Trường Đại học Văn Lang, TP. HCM.
Viêm nha chu là một tình trạng viêm mãn tính, đa yếu tố, ảnh hưởng đến hệ thống mô hỗ trợ răng. Bệnh nha chu và bệnh tiểu đường có mối quan hệ hai chiều. Phản ứng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh nha chu dẫn đến phát thải các chất trung gian gây viêm nhiễm khác nhau có thể tác động sâu rộng đến tình trạng toàn thân, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2. Netrin-1 là một protein hướng dẫn tế bào thần kinh có cấu trúc giống laminin được bài tiết, hoạt động như một tín hiệu chỉ dẫn trong hệ thống thần kinh trung ương đang phát triển. Chúng có vai trò như chất hấp dẫn hoặc phân huỷ hóa học thông qua các thụ thể tế bào tương ứng là DCC và UNC-15. MCP-1 đóng vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh của một số bệnh, với vai trò là yếu tố điều biến quan trọng của hóa trị bạch cầu đơn nhân và biệt hóa tế bào lympho T. Nghiên cứu này được xây dựng nhằm đánh giá mức độ của Netrin-1 và MCP-1 trong dịch khe nướu (GCF) và huyết thanh ở bệnh nha chu giai đoạn III cấp độ B, Tiểu đường tuýp 2 và Béo phì. Mục tiêu học tập:
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Nha khoa (BDS) tại Trường Nha khoa công lập, Bangalore, Ấn Độ năm 1980.
– Nhận bằng ThS Phẫu thuật Nha khoa (MDS) tại Trường Nha khoa công lập, Bangalore, Ấn Độ năm 1985.
– Nhận chức danh Giáo sư từ Trường Nha khoa công lập, Bangalore, Ấn Độ năm 2000.
– Nguyên Hiệu trưởng và Giám đốc, Giáo sư và Trưởng khoa Nha chu.
1. Đánh giá mức độ của Netrin-1 và MCP-1 trong GCF và huyết thanh ở những đối tượng có nha chu khoẻ mạnh, những đối tượng mắc bệnh nha chu giai đoạn III cấp độ B, có mắc và không mắc Tiểu đường tuýp 2 và Béo phì.
2. Tìm hiểu mối liên hệ giữa mức độ Netrin-1 và MCP-1 trong GCF và huyết thanh ở những đối tượng có nha chu khoẻ mạnh, những đối tượng mắc bệnh nha chu giai đoạn III cấp độ B, có mắc và không mắc Tiểu đường tuýp 2 và Béo phì.
3. So sánh và tương quan giữa mức độ Netrin-1 và MCP-1 trong GCF và huyết thanh ở những đối tượng có nha chu khoẻ mạnh, những đối tượng mắc bệnh nha chu giai đoạn III cấp độ B, có mắc và không mắc Tiểu đường tuýp 2 và Béo phì.
4. Khám phá khả năng sử dụng Netrin-1 và MCP-1 làm chỉ số viêm trong bệnh nha chu giai đoạn III cấp độ B và liên kết với các tham số lâm sàng.
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt tại Đại học East-Manila, Philippines năm 2016. Bệnh nha chu là một tình trạng viêm nha chu với đặc trưng là tình trạng mất bám dính và cuối cùng là mất răng. Mất răng là hiện tượng khởi đầu của rối loạn chức năng nhai, bệnh nhân chỉ có thể nhận thấy hiện tượng này khi đã xảy ra khi mất số lượng răng đáng kể. Một mối lo ngại nghiêm trọng đi kèm với rối loạn chức năng này là khó khăn trong chẩn đoán và những hạn chế mà nó đặt ra trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng. Sự xuất hiện của rối loạn chức năng nhai là yếu tố phân định giữa chẩn đoán Viêm nha chu giai đoạn III và giai đoạn IV. Tuy nhiên, vì đây là một khái niệm mơ hồ, nó tạo ra các vùng không rõ ràng trong cả chẩn đoán và điều trị, và cả trong việc triển khai thực hành lâm sàng mà nghiên cứu hiện tại luôn mong muốn giải mã sau này. Trong thời gian gần đây, một tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị những ca bệnh trên đã được xuất bản, trình bày những bằng chứng hiện có, bao gồm các nghiên cứu lâm sàng chứng minh hướng dẫn này nên được áp dụng nhiều hơn vào thực hành hàng ngày. Mục tiêu:
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng Thạc sĩ Phẫu thuật Nha khoa (MDS) về Nha chu tại Đại học Hồng Kông năm 2021.
– Chuyên gia được công nhận bởi Hội Nha chu Philippines và Liên đoàn Nha chu Châu Âu.
– Thực hành tư nhân và chuyên gia tư vấn cho một số phòng khám ở Metro Manila, Philippines.
– Ôn lại nhanh phân loại các bệnh nha chu hiện nay.
– Thảo luận các tiêu chí dành riêng cho phân loại Giai đoạn IV.
– Đề xuất mô hình cho chuỗi điều trị nhằm quản lý các ca bệnh Giai đoạn IV.
– Nhấn mạnh các khái niệm chính trong việc thiết lập mục tiêu điều trị và quản lý các ca bệnh Giai đoạn IV.
– Trình bày dẫn chứng hiện có về ứng dụng lâm sàng trong chẩn đoán rối loạn chức năng nhai.
Việc sử dụng khối xương dị chủng để tái tạo xương theo chiều dọc mang lại một số ưu điểm. Thứ nhất, sau khi cố định khối, có thể đạt được độ ổn định cao tại vị trí phẫu thuật. Thứ hai, không có trường hợp thương tổn vùng cho vạt, vốn là biến chứng khi sử dụng xương khối tự thân. Thứ ba, không cần cố định màng ngăn để ổn định, một quy trình có thể nói là đòi hỏi kỹ thuật cao. Tuy nhiên, số lượng bài nghiên cứu về phương pháp tăng kích thước chiều dọc của xương bằng khối xương dị chủng vẫn còn ít. Trong bài trình bày này, các ca lâm sàng về nâng sống hàm theo chiều dọc bằng cách sử dụng xương đồng chủng được chiếu xạ sẽ được đem ra bàn luận, đi kèm là hình chụp X-quang và ảnh chụp kính hiển vi. Mục tiêu học tập:
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt (BDS) tại Đại học Newcastle Upon Tyne, Anh Quốc năm 2011.
– Nhận bằng Tiến sĩ tại Trường Nha khoa Đại học Yonsei, Hàn Quốc năm 2018.
– Trợ lý giáo sư lâm sàng tại Khoa Nha chu, Bệnh viện Nha khoa Đại học Yonsei, Hàn Quốc.
1. Chỉ định lâm sàng khi nâng sống hàm theo chiều dọc bằng khối xương dị chủng.
2. Làm thế nào để cố định khối xương sao cho hợp lý.
3. Phối hợp chính xác các vật liệu tái tạo khi sử dụng khối xương.
4. Xác định kích thước tăng thêm theo chiều dọc của xương khi sử dụng khối xương dị chủng
5. Hình thái dưới kính hiển vi của xương được tái tạo sau khi sử dụng khối xương dị chủng.
Bài báo cáo này sẽ đề cập đến mối liên hệ giữa một số tình trạng toàn thân và khoang miệng, bao gồm Nhiễm trùng đường hô hấp, Xơ vữa động mạch, Đái tháo đường týp 2, Bệnh Alzheimer, sinh non và nhiều bệnh khác. Báo cáo sẽ đề cập đến tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe răng miệng tối ưu và nhấn mạnh nhu cầu giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân, hướng đến mục tiêu ngăn ngừa các bệnh lý có khả năng dẫn đến tử vong.
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt tại Đại học Quốc gia Singapore năm 1999.
– Nhận Học bổng Sau đại học của Lực lượng Vũ trang Singapore (SAF) năm 2001.
– Nhận bằng ThS Sinh học Miệng và Chứng chỉ Nghiên cứu Nâng cao Sau đại học (Nha chu) tại Trường Y khoa Nha khoa Goldman, Đại học Boston, Hoa Kỳ năm 2004.
– Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nha khoa Singapore (2010-2012).
Trong hơn năm mươi năm, cấy ghép nha khoa đã và đang được sử dụng để phục hồi răng bị mất, tuy nhiên, từ khi cấy ghép đến khi phục hồi chức năng vẫn mất khoảng thời gian cần thiết là bốn đến sáu tháng để tích hợp xương. Ngoài ra, khác với cấu trúc nha chu được của răng, một khi tiếp xúc với môi trường khoang miệng, vùng xương lưu thông kém xung quanh implant sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất xương không liên kết với nhau và gặp thách thức khi có phản ứng miễn dịch chưa được giải quyết gây ra bởi vi khuẩn đường miệng xuất phát từ nguyên nhân là cấu trúc quanh implant có ít mạch máu. Do đó, làm thế nào để nhanh chóng thay thế răng bị mất bằng implant có yếu tố sinh học vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và chưa được giải quyết. Nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng các tín hiệu tôpô có thể gây ra những thay đổi biểu sinh trong các tế bào nền đi kèm, dẫn đến việc tái cấu trúc chromatin và kích hoạt các gen hỗ trợ phân hoá tế bào xương. Phát hiện của chúng tôi chứng minh thêm rằng bề mặt titan được biến đổi bằng laser không chỉ cung cấp tín hiệu tôpô cho quá trình tạo xương dựa trên các tế bào nền ở nướu mà còn tăng cường sản xuất exosome để thúc đẩy quá trình hình thành mạch máu liên kết. Mục tiêu học tập:
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Nha khoa tại Trung tâm Y tế Quốc phòng Đài Loan năm 2007.
– Nhận bằng TS Nha khoa về Nha chu tại Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ năm 2019.
– Trợ lý Giáo sư tại Trung tâm Y tế Quốc phòng năm 2021.
– Nguyên Bác sĩ phụ trách Khoa Nha, Chi nhánh Tingjou, Bệnh viện Đa khoa Tri-Service, Đài Loan.
– Giám đốc, Chương trình Chẩn đoán và Bệnh lý răng miệng, Trung tâm Y tế Quốc phòng, Đài Loan
Bề mặt titan được biến đổi bằng laser cung cấp tín hiệu tôpô cho các tế bào nền ở vùng nướu, thúc đẩy quá trình tạo xương và hình thành mạch máu mới.
Chúng tôi đã phát triển một dạng ghép xương dị loại từ xương bò (OMB) chứa hạt nano bạc được phủ lipoic chống khuẩn (AgNP), nhằm bảo tồn mào xương ổ răng sau khi nhổ răng. Trong nghiên cứu trên 4 con cừu, răng cối nhỏ ở hàm dưới đã được nhổ; mỗi con cừu cũng nhận hai vết thương tròn sâu 8,5x4mm trên cục gân cơ của cả hai chân sau. Các vùng này được lấp đầy bằng OMB, OMB+AgNP, xenograft BioOss® hoặc để trống, và được phủ màng xương collagen cho phép hấp thụ. Hai con cừu an tử sau 8 và 12 tuần. Mẫu được phân tích bằng phương pháp mô học nhúng nhựa resin, không chưng cất. Kết quả: OMB+/-AgNP cho thấy khả năng lấp đầy xương tương đương nhau và tương đương với BioOss®; tất cả các vị trí được ghép đều cho thấy xương được lấp đầy nhiều hơn so với các vị trí đối chứng không được ghép. Vị trí ổ xương hàm dưới và xương đùi cho kết quả tương tự nhau. Kết quả không được so sánh về mặt thống kê trong nghiên cứu thí điểm này. Kết luận: Cả hai loại OMB BBX đã sửa đổi đều cho kết quả tương đương với BBX có sẵn trên thị trường (BioOss®). Việc bổ sung AgNP không làm ảnh hưởng đến việc lành xương. Nghiên cứu thí điểm này ủng hộ tiến tới các thử nghiệm tiền lâm sàng quy mô lớn hơn.
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt tại Đại học Otago, New Zealand năm 1985.
– Nhận bằng Thạc sĩ Phẫu thuật Nha khoa tại Đại học Otago, New Zealand năm 1992.
– Hội viên Hội các nhà phẫu thuật NK Hoàng gia Úc-Á năm 2001.
– Nhận bằng Tiến sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại học Otago năm 2005.
– Thành viên Hoàng gia New Zealand (MRSNZ) năm 2012.
– GS Đại học Otago, New Zealand năm 2015.
– Nhận bằng BA tại Đại học Otago, New Zealand năm 2024.
– Giám đốc Viện Nghiên cứu Sir John Walsh, Phó khoa phụ trách nghiên cứu và Trưởng bộ môn Nha chu, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Otago.
– Đại tá chỉ huy Quân đoàn Nha khoa Hoàng gia New Zealand và Bác sĩ Răng Hàm Mặt danh dự cho Thống Đốc New Zealand.
Mục tiêu:
– Vật liệu ghép và Tái tạo xương có hướng dẫn.
– Các phương pháp kháng khuẩn mới cho nhiễm trùng vùng miệng.
– Phân tích hình thái học trên mô hình động vật.
Bệnh u xơ lợi di truyền (HGF) là một rối loạn hiếm gặp, đặc trưng là sự phát triển quá mức của sợi xơ nướu lành tính, không xuất huyết, có thể xuất hiện độc lập hoặc là một phần của một hội chứng. HGF thường hình thành trong giai đoạn chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn, ngoài việc làm gián đoạn quá trình mọc của răng vĩnh viễn và gây rối loạn chức năng của răng, nó còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của bệnh nhân trẻ tuổi do mất thẩm mỹ. Vì bệnh này không tự khỏi, nên cần xem xét can thiệp bằng cả điều trị nha chu và chỉnh nha, nhiều trường hợp cần can thiệp bằng phẫu thuật và điều trị chỉnh nha di chuyển với những khó khăn nhất định. Bài trình bày này sẽ thảo luận về điều trị Nha chu-Chỉnh nha cho một ca lâm sàng mắc HGF, bao gồm các phương pháp phẫu thuật khác nhau, thời điểm nhổ răng và tiến hành chỉnh nha. Mục tiêu:
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt (BDS) tại Đại học Malaya, Malaysia năm 1995.
– Nhận chứng chỉ chuyên khoa về Nha chu (ThS Nha khoa lâm sàng) tại Đại học College London, Anh Quốc năm 2005.
– Nhận Chứng chỉ về Nha chu từ Liên đoàn Nha chu Châu Âu năm 2005.
– Cố vấn cao cấp về Nha chu, Bộ Y tế, Malaysia.
– Chủ tịch Hội Nha chu Malaysia.
– Hiểu các đặc điểm lâm sàng của Bệnh u xơ lợi di truyền (HGF)
– Bàn luận về điều trị HGF bằng phương pháp kết hợp Nha chu-Chỉnh nha dựa trên một ca lâm sàng
– Thảo luận ngắn gọn về tỷ lệ tái phát và ảnh hưởng tâm lý của tình trạng bệnh lý này
Gần đây, sự phát triển của các (chất giá đỡ sinh học dạng tiêm) injectable scaffolds trong kỹ thuật mô đã thu hút được sự quan tâm ngày càng tăng. Để phát triển một giá đỡ sinh học mới cho việc tái tạo mô cứng và mô mềm của nha chu, các loại bột ghép xương bao gồm nano-hydroxyapatite, chitosan, và gelatin (nHA/KG) cũng như một hydrogel collagen/gelatin liên kết chéo (Col/Gel) đã được sáng chế. Các nghiên cứu in vitro về các đặc tính vật lý, hóa học, và sinh học đã được phân tích. Đối với bột nHA/KG, các đặc tính độ nhớt giống như pha gel. Các nhóm chức PO43-, CO32-, -OH, Amide I và II đã được phát hiện trong bột nHA/KG. Tăng nồng độ collagen trong hydrogel (Col-Gel) theo tỷ lệ 1:2 cho thấy tốc độ phân hủy tốt nhất. Các nghiên cứu nuôi cấy 3D của MC3T3E-1 và MRC-5 trên bột nHA/KG và HGFs trên Col/Gel cho thấy tỷ lệ sống sót của tế bào >70%. Sự biểu hiện tăng lên của ALP, OCN, RUNX2, và COL1 đã được thể hiện bởi các bột nHA/KG. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy về biểu hiện của COL1 bởi HGFs với Col-Gel. Cả hai loại bột nHA/KG và hydrogel Col/Gel đều có tiềm năng làm giá đỡ sinh học dạng tiêm ( injectable scaffolds) cho liệu pháp tái tạo nha chu.
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Nha khoa (BDS) tại Khoa Nha, Đại học Indonesia năm 2009.
– Nhận bằng BS phẫu thuật Nha khoa (DDS) tại Khoa Nha, Đại học Indonesia năm 2011.
– Nhận bằng Chuyên khoa Nha chu của Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Indonesia năm 2014.
– Chuyên gia tư vấn về Tái tạo Nha chu và Cấy ghép Nha khoa, Hội Nha chu Indonesia từ năm 2021.
– Nhận bằng TS tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Indonesia vào năm 2024.
– Giảng viên Bộ môn Nha chu, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Indonesia.
Y học P4 được xây dựng nhằm chăm sóc bệnh nhân lâm sàng dựa trên phương pháp tiếp cận chủ động, kết hợp 4 ý chính là dự đoán (prediction), phòng ngừa (prevention), cá nhân hóa (personalization) và tham gia (participation) để quản lý bệnh nhân. Bài giảng này khám phá phương thức mà các khái niệm của y học P4 có thể được kết hợp vào việc điều trị các bệnh nha chu. Mô hình mà Nha chu P4 đề xuất rất phù hợp với Phân loại Bệnh nha chu năm 2018 và còn thể hiện tính hợp lý khi phân loại này ngày càng được nhân rộng vào các mô hình điều trị. Mỗi giai đoạn của bệnh nha chu có thể liên quan đến một phương pháp tiếp cận điều trị lâm sàng toàn diện. Vai trò của “dữ liệu lớn” trong tương lai của Nha chu P4 sẽ được đem ra thảo luận và đề xuất các khái niệm đặt điều trị theo mục tiêu làm trọng tâm để nhận kết quả điều trị như một phần của cá thể hóa nha chu. Các phương pháp cá thể hóa nha chu sẽ định hướng lại tư duy của chúng ta từ quản lý rủi ro sang các giải pháp tái tạo để điều trị tác động của bệnh tật và lão hóa. Mục tiêu:
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Nha khoa tại Trường Nha, Đại học Queensland năm 1993.
– Nhận bằng TS Nha khoa tại Trường Nha, Đại học Queensland năm 2000.
– Giảng viên cao cấp về Nha chu tại Đại học Queensland từ năm 2003 đến 2006.
– Chủ tịch và Giáo sư Nha chu tại Trường Nha khoa và Sức khỏe răng miệng Griffith năm 2006.
– Chủ tịch Liên bang của Hội Tích hợp xương Úc châu (AOS).
– Hiệu trưởng, Trường Nha khoa Đại học Queensland, Brisbane, Úc.
– Hiểu được 4 ý chính của Y học P4.
– Nhận biết các khái niệm Y học P4 tương ứng với Phân loại Bệnh nha chu năm 2018.
– Đánh giá các khái niệm Y học P4 có thể được kết hợp vào điều trị bệnh nha chu bằng cách nào.
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt tại Đại học Ege, Thổ Nhĩ Kỳ.
– Tham gia Chương trình Đào tạo Sau đại học về Nha chu tại Đại học Ege và nhận bằng Tiến sĩ về Nha chu.
– Giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Y sinh, Phẫu thuật và Nha khoa, Đại học Milan, Ý và tại khoa Nha chu và Vi sinh trong Miệng, Đại học KU Leuven, Bỉ.
– Giáo sư thỉnh giảng trong Chương trình Đào tạo Sau đại học về Nha chu và Implant tại Đại học Porto, Bồ Đào Nha.
– Thành viên Hội đồng Quản trị và Thủ quỹ của Hội Nha chu Thổ Nhĩ Kỳ.
– Ủy viên Hội Nha chu Thổ Nhĩ Kỳ, Thành viên của Liên đoàn Nha chu Châu Âu, Hội Nha chu và Cấy ghép Implant Ý, Viện Nha khoa Thẩm mỹ Thổ Nhĩ Kỳ.
– Thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Y khoa Nha khoa Thẩm mỹ Croatia.
– Lĩnh vực nghiên cứu: nghiên cứu và phát triển đơn và đa trung tâm về Nha chu, đặc biệt là về phẫu thuật Nha chu thẩm mỹ, tái tạo xương có hướng dẫn, điều trị Implant thẩm mỹ.
Các phương pháp điều trị nha chu liên quan đến điều trị nguyên nhân, phẫu thuật loại bỏ và tái tạo nha chu đã được ghi nhận rõ ràng trong 30 năm qua.
Trong kỷ nguyên thẩm mỹ, các bác sĩ lâm sàng đang tìm kiếm kết quả tối ưu bằng cách tránh các phương pháp điều trị xâm lấn. Những phát triển gần đây trong kỹ thuật tái tạo và áp dụng vi phẫu trong tái tạo mô nha chu và mô quanh implant giúp giảm thiểu chấn thương/thiếu hổng mô và điều này dẫn đến sự gia tăng kỳ vọng của bệnh nhân. Tuy nhiên, sự xuất sắc về lâm sàng không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng hay điều kiện cơ sở thực hành.
Kết quả điều trị bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Để thành công trên lâm sàng, các bước và phác đồ điều trị cần được sự đồng ý của cả bệnh nhân và bác sĩ. Trong bài giảng này, các yêu cầu về sức khoẻ điều trị và tái tạo mô nha chu/mô quanh implant sẽ thảo luận chi tiết hơn.
Phẫu thuật nha chu mang mục đích phục hồi và duy trì sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ của nha chu. Bảo tồn nhú lợi là một khía cạnh quan trọng của phẫu thuật nha chu thành công. Hình dạng của mô giữa các răng, cũng như màu sắc và kết cấu của niêm mạc sừng hóa, là những yếu tố thiết yếu góp phần làm nên thẩm mỹ vùng răng trước. Các kỹ thuật bảo tồn, chẳng hạn như thiết kế vạt đảm bảo, các phương pháp tiếp cận ít xâm lấn và xử lý tỉ mỉ các mô mềm là điều cần thiết để giảm thiểu chấn thương và duy trì nguồn cung cấp máu cho nhú lợi. Bài trình bày này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn nhú lợi trong phẫu thuật nha chu, các kỹ thuật và tác động của chúng đối với sự thành công chung của toàn quy trình. Hơn nữa, các yếu tố tác động cụ thể từ mỗi bệnh nhân và những kết luận về các yếu tố giải phẫu liên quan đến kết quả bảo tồn nhú lợi cũng được đề cập. Đặt bảo tồn nhú lợi làm ưu tiên và sử dụng các kỹ thuật đã được chứng minh, các bác sĩ nha chu có thể nâng cao kết quả điều trị và sự hài lòng của bệnh nhân trong phẫu thuật nha chu.
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt tại Trường Y khoa Liaquat, Hyderabad, Pakistan năm 1991.
– Nhận chức danh Giáo sư từ Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Quốc gia năm 2010.
– Khoa Nha chu và Cấy ghép răng miệng, Cao đẳng Y khoa – Bệnh viện Kathmandu
– Chủ tịch, nhà sáng lập, NSPOI
– Chủ tịch, nhà sáng lập, NADR
Mục tiêu:
– Hiểu kỹ thuật phẫu thuật vạt bảo tồn nhú lợi.
– Tìm hiểu cách duy trì hình dạng nhú lợi.
– Tìm hiểu cách bảo tồn mô mềm ở các vùng thẩm mỹ.
Đánh giá lâm sàng để quyết định giữ lại răng hàm bị tổn thương nha chu thông qua liệu pháp nha chu toàn diện, hay nhổ và thay thế bằng cấy ghép nha khoa, liên quan đến cả một quá trình ra quyết định dựa trên nhiều mặt, vượt xa hiệu quả của hai phương thức điều trị được báo cáo khoa học chỉ ra. Quyết định này phải tính đến các yếu tố đa cấp độ, bao gồm nhưng không đầy đủ các yếu tố rủi ro về đối tượng, tình trạng răng và yếu tố liên quan đến vị trí; cân nhắc về nha chu, phục hồi, nội nha và khớp cắn; vai trò và giá trị của răng trong toàn hàm; kinh tế và sở thích của bệnh nhân; và kỹ năng cũng như trình độ đào tạo của bác sĩ lâm sàng. Bài trình bày này sẽ đánh giá các phương pháp hiện đại, độ hiệu quả và hiệu quả chi phí liên quan đến điều trị và bảo dưỡng các răng hàm bị tổn thương nha chu. Ngoài ra, chúng ta sẽ đi sâu vào các hậu quả về mặt sinh học bắt nguồn từ việc mất các răng hàm này và xem xét các chiến lược cũng như ý nghĩa liên quan đến việc phục hồi chức năng sống hàm bằng cấy ghép nha khoa. Tầm quan trọng của việc suy xét cả yếu tố bệnh nhân và cấp độ cơ sở khi có kế hoạch nhổ răng và xây dựng các phác đồ phục hồi cấy ghép sẽ được nhấn mạnh. Mục tiêu học tập:
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Hồng Kông
– Trợ lý giáo sư lâm sàng, Giám đốc Chương trình sau đại học chuyên ngành Nha chu (EFPaccr.)
– Phó giám đốc, Viện Nha khoa tân tiến Trung tâm nghiên cứu lâm sàng
– Trợ lý Trưởng khoa (Cựu sinh viên và Quan hệ đối ngoại), Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Hồng Kông
– Đánh giá dẫn chứng hiện có về các chiến lược đương đại, khả năng dự đoán và hiệu quả chi phí trong việc duy trì các răng hàm bị tổn thương nha chu xuyên suốt vòng đời của bệnh nhân nha chu.
– Dự đoán quá trình lành thương của xương ổ răng và quá trình thông khí xoang sau khi mất các răng hàm bị tổn thương nha chu và hiểu rõ những thách thức liên quan đến phục hồi chức năng cấy ghép.
– Thảo luận về hiệu quả của việc bảo tồn sống hàm ở vị trí nhổ răng hàm bị tổn thương nha chu.
Hiện nay, tia laser ngày càng được sử dụng nhiều trong điều trị nha chu vì nhiều công dụng tiện lợi cho điều trị như cắt đốt, cầm máu, tác dụng diệt khuẩn cũng như kích thích sinh học. Cho đến nay, một số nghiên cứu lâm sàng về điều trị túi nha chu bằng tia laser đã được công bố; tuy nhiên, vẫn chưa có sự đồng thuận về tác dụng của nó. Bài thuyết trình này giới thiệu một quy trình mới, sử dụng tia laser Er:YAG kết hợp với phương pháp điều trị cơ học thông thường (Phương pháp điều trị toàn diện túi nha chu bằng laser Er:YAG: Er-LCPT). Er-LCPT là phẫu thuật flapless xâm lấn tối thiểu và cho phép loại bỏ mô hoại tử túi nha chu an toàn, hiệu quả và toàn diện. Trong quá trình điều trị túi nha chu còn lại, hiệu quả và độ an toàn của quy trình này đã được xác nhận qua loạt ca bệnh, và nghiên cứu RCT cũng phát hiện ra kết quả cải thiện đáng kể các thông số lâm sàng sau Er-LCPT khi so sánh với SRP đơn thuần. Hơn nữa, Er-LCPT cũng có thể được sử dụng cho phẫu thuật tái tạo flapless trong quá trình điều trị ban đầu. Mục tiêu:
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Nha khoa tại Đại học Y Nha khoa Tokyo, Nhật Bản năm 1989.
– Nhận bằng TS tại Đại học Y Nha khoa Tokyo, Nhật Bản năm 1996.
– Nhận chức Giáo sư tại Đại học Y Nha khoa Tokyo, Nhật Bản năm 2019.
– Giáo sư Nha chu quang học, Khoa Nha chu, Trường Khoa học Y Nha khoa, Viện Khoa học Tokyo, Nhật Bản.
– Liệt kê các lợi ích của laser Er:YAG trong điều trị nha chu.
– Giải thích tình trạng lâm sàng hiện tại của laser Er:YAG trong điều trị túi nha chu.
– Hiểu khái niệm, quy trình và tác dụng của kỹ thuật Er-LCPT.
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt tại Đại học Detroit Mercy, Hoa Kỳ năm 1995.
– Nhận chứng chỉ Nha khoa bệnh viện tại Bệnh viện Johns Hopkins, Hoa Kỳ năm 1996.
– Nhận bằng Thạc sĩ Quản lý y tế tại Trường Y tế Công cộng, Đại học Harvard năm 2008.
– Nhận bằng Thạc sĩ, Chứng chỉ Nha chu tại Mayo Clinic, Hoa Kỳ năm 1999.
– Giáo sư lâm sàng kiêm nhiệm, Trường Nha khoa Đại học Michigan, Hoa Kỳ.
– Thực hành tư nhân về Nha chu và Phẫu thuật Cấy ghép Implant.
– Thành viên Hội đồng Nha chu Hoa Kỳ.
– Chủ tịch Hội Nha chu Hoa Kỳ 2023-2024.Học viện Nha chu Hoa Kỳ đặt mục tiêu trở thành đối tác hợp tác với tất cả các bác sĩ nha chu trên toàn thế giới. Các sáng kiến hiện tại và cơ hội hợp tác sẽ được thảo luận.
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt tại Trường Nha khoa, Đại học Maryland, Hoa Kỳ.
– Hoàn thành khóa đào tạo về nha chu và Tiến sĩ Y khoa (DMSc) về sinh học miệng tại Trường Nha khoa, Đại học Harvard, Hoa Kỳ.
– Phó Giáo sư, Giám đốc Giáo dục nghề nghiệp liên tục, Trường Nha khoa Đại học Harvard, Hoa Kỳ.
– Nhận Giải thưởng Joseph L. Henry ghi nhận sự xuất sắc trong nghiên cứu và đào tạo lâm sàng từ Đại học Harvard, Giải thưởng Nghiên cứu Balint Orban; Giải thưởng Giảng dạy và Cố vấn Xuất sắc về Nha chu, Giải thưởng cho giảng viên cấp cơ sở và cao cấp từ Trường Nha khoa, Đại học Harvard.
– Lĩnh vực nghiên cứu và lâm sàng: sử dụng các khái niệm, công nghệ và vật liệu sinh học tiên tiến để tăng cường hình thành mô cứng và mô mềm trong miệng, đặc biệt là tích hợp nguyên lý kỹ thuật sinh học để sửa chữa và tái tạo mô mềm và mô cứng cho những bệnh nhân cấy ghép Implant để thay thế răng đã mất.
– Chuyên gia được chứng nhận bởi Hội đồng Nha chu Hoa Kỳ.
Mặc dù ngành Răng Hàm Mặt đã có nhiều tiến bộ, thực trạng mất răng vẫn tồn tại, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi và có tình trạng sức khỏe kém.
Nhóm dân số dễ bị tổn thương này cũng sẽ bị suy giảm chức năng và các bệnh lý liên quan đến tuổi tác. Vì vậy, việc bảo tồn và phục hồi răng cũng như chức năng vùng miệng sẽ trở nên thiết yếu và việc mất răng sẽ cản trở đáng kể khả năng nhai vì các phương pháp điều trị phục hình răng không thể khôi phục hoàn toàn khả năng nhai. Điều đáng chú ý là việc giữ lại răng tự nhiên có liên quan đến kéo dài tuổi thọ.
Bài trình bày này sẽ giới thiệu vai trò của các yếu tố tăng trưởng và tia laser nha khoa trong nha chu và cách các chuyên gia nha khoa khác nhau có thể làm việc cùng nhau để bảo toàn răng và implant xuyên suốt vòng đời.
Việc duy trì răng tự nhiên suốt đời và ngăn ngừa mất răng sớm về lâu dài có thể giúp bệnh nhân tiết kiệm nhiều loại chi phí khác nhau. Đối với những bệnh nhân dễ tổn thương nha chu, đây có thể không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì nó đòi hỏi sự cam kết lâu dài. Tuy nhiên, tin tốt là; có thể sử dụng bằng chứng khoa học để dự đoán và hỗ trợ việc điều trị nha chu. Bài giảng sẽ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công khi điều trị nha chu và các bước có thể thực hiện để duy trì răng và cấy ghép ở những bệnh nhân dễ bị tổn thương nha chu. Vấn đề sử dụng bổ sung kháng sinh tại chỗ cho bệnh nhân đang điều trị bổ trợ nha chu và các dẫn chứng sẵn có cũng sẽ được đem ra bàn luận.
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt (BDS) tại Đại học Quốc gia Singapore năm 1998.
– Nhận bằng ThS Phẫu thuật Nha khoa (MDS) về Nha chu tại Đại học Quốc gia Singapore năm 2005.
– Nhận bằng TS Răng Hàm Mặt tại Đại học Berne, Thụy Sĩ năm 2008.
– Nguyên Chuyên gia tư vấn, Trung tâm Nha khoa Quốc gia, Singapore.
– Nguyên Chuyên gia nha chu, Sáng lập viên, The Dental Studio, Singapore.
– Nhận Giải thưởng Sách IADR năm 2005 và giải thưởng nghiên cứu André Schroeder năm 2015.
Chiều rộng niêm mạc sừng hóa (KMW) là một yếu tố thiết yếu của kiểu hình mô mềm quanh implant. Nghiên cứu phát hiện ra rằng KMW dưới 2 mm có liên hệ với cảm giác khó chịu tại vùng implant khi vệ sinh răng miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh quanh implant. Một số thủ thuật tăng cường mô mềm đã được phát triển để tăng KMW quanh implant và ngăn ngừa các biến chứng sinh học xung quanh implant nha khoa. Hiện nay, ghép nướu tự thân (FGG) được coi là tiêu chuẩn lâm sàng để tăng KMW và độ dày tại các vị trí implant, mang lại kết quả khả quan theo thời gian. Về mặt lý thuyết, có thể thực hiện tăng cường mô mềm bất kỳ lúc nào trước/trong/sau khi tiến hành implant. Đã từng có nhận định rằng trước khi cấy ghép implant nha khoa, phương pháp điều trị để tăng KMW được chỉ định và khá đơn giản để dự đoán. Bài thuyết trình nhằm thảo luận về hiệu quả và thời điểm ghép mô mềm tự thân để tăng cường niêm mạc sừng hóa tại các vị trí implant.
CV
ABSTRACT
– Nhận bằng BS và Tiến sĩ Răng Hàm Mặt tại Trường Đại học và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Bắc Kinh năm 1999.
– Nhận chức Giáo sư tại Trường Đại học và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Bắc Kinh năm 2013.
– Nguyên Phó trưởng Khoa Nha chu, Trường Đại học và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Bắc Kinh.
– Phó hiệu trưởng, Trường Đại học và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Bắc Kinh.
CV |
ABSTRACT |
– Nhận bằng BS Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Dược TP. HCM năm 1994. |
Phẫu thuật làm dài thân răng cải thiện thẩm mỹ nụ cười, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Với quá trình phát triển gần 50 năm, phẫu thuật làm dài thân răng là điều trị nha chu thẩm mỹ được áp dụng phổ biến nhất trong Nha khoa ngày nay. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế, ảnh hưởng đến tiên lượng và kết quả của phẫu thuật làm dài thân răng, bao gồm: hình thể thân răng không tự nhiên, viền nướu viêm đỏ, đường cười không cân xứng, tụt nướu và mất gai nướu, hay tái phát, … Bài trình bày sẽ phân tích những vấn đề tồn tại của phẫu thuật làm dài thân răng thẩm mỹ, đồng thời giới thiệu giải pháp toàn diện mới, bao gồm ứng dụng số hoá trong chẩn đoán, lập kế hoạch và phẫu thuật, kết hợp với những cải tiến về kỹ thuật phẫu thuật, mang lại kết quả thẩm mỹ tối ưu và lâu dài cho người bệnh. |
– Giáo sư danh dự Đại học Adelaide, Úc. Điều trị nha chu trong thời kỳ hậu kháng sinh sẽ trở thành yếu tố kết hợp gây giảm đáng kể, thậm chí là loại bỏ, việc sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh nha chu. Thay vào đó, xuất hiện sự phát triển của kháng thuốc kháng sinh và quan trọng là phương pháp sinh học điều hòa viêm nhiễm, có thể được kết hợp vào các hệ thống vận chuyển phức tạp hoặc đơn giản, sẽ được sử dụng để bổ sung cho phương pháp điều trị nha chu thông thường. Việc sử dụng các chất bổ sung này sẽ dựa trên những kiến thức hiện tại về cơ chế bệnh sinh của bệnh nha chu và vai trò chính của tình trạng viêm trong quá trình này. Điều này không loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng hợp lý kháng thuốc kháng sinh (không phải kháng sinh). Có thể tiến hành thiết lập phương pháp điều trị theo hướng tiếp cận cá nhân hóa để điều hướng mục tiêu cụ thể vào màng sinh học vi khuẩn, phản ứng viêm hoặc cả hai, tùy thuộc vào các phát hiện lâm sàng và các đặc điểm riêng của từng trường hợp. Do đó, một phương pháp tiếp cận toàn diện hơn để chữa trị các bệnh nha chu sẽ xuất hiện và chuyển trọng tâm điều trị của chúng ta từ phương pháp điều trị kháng sinh đơn trị liệu sang phương pháp khác, quan tâm nhiều hơn tới các nguyên nhân cơ bản và hậu quả của tình trạng viêm nha chu. Trong tương lai, việc sử dụng kháng sinh sẽ trở nên thừa thãi khi các phương pháp thay thế khả thi cho chúng xuất hiện. Điều này, cùng với các phương tiện giao hàng mới tại địa phương sẽ mở ra một tương lai mới cho thời kỳ hậu kháng sinh.
CV
ABSTRACT
– Nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Nha chu Quốc tế, Hội nghị Nha chu Châu Á – Thái Bình Dương và Khoa Nha chu tại RACDS.
– Biên tập viên Tạp chí Nghiên cứu Nha chu, Nha chu 2000.
– Biên tập viên Tạp chí Viện Hàn lâm Nha chu Quốc tế và Tạp chí Nha khoa Úc.
– Nhận Giải thưởng Straumann/IADR về Y học tái tạo Nha chu và Giải thưởng Nhà khoa học xuất sắc của IADR cho Nghiên cứu về Bệnh Nha chu.
– Lĩnh vực nghiên cứu: sử dụng tế bào gốc để tái tạo nha chu và mối liên hệ giữa sức khỏe nha chu/toàn thân.
– Tác giả của hơn 350 bài báo khoa học.
Khách sạn Grand Plaza Hà Nội nổi tiếng là khách sạn dát vàng đầu tiên ở Việt Nam, thu hút du khách nhiều nơi đến tham quan và chiêm ngưỡng. Với kiến trúc sang trọng, đẳng cấp cùng hệ thống dịch vụ 5 sao, Khách sạn Grand Plaza Hà Nội mang đến cho du khách không gian nghỉ ngơi thoải mái, thư giãn.
117 Đ. Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 3555 1000